Vừa sáng sớm, con gái đã khóc lóc “Đêm nào cũng có người vào phòng”, tôi r:ù:ng m:ì:nh vì nhà chỉ có hai mẹ con
Vừa sáng sớm, con gái đã khóc lóc “Đêm nào cũng có người vào phòng”, tôi r:ù:ng m:ì:nh vì nhà chỉ có hai mẹ con.
– Mẹ ơi, con sợ lắm! Khuya nào cũng có người vào phòng con đấy mẹ ạ!
Nghe lời đứa trẻ nói, tôi có chút rợn người dù biết rằng trong nhà lúc này chỉ có hai mẹ con, làm sao có thể có người nào khác. Tôi vẫn chưa hết bàng hoàng thì con bé tiếp tục sà vào lòng tôi và mè nheo.
– Mẹ đừng để con ngủ một mình nữa được không mẹ, mẹ cho con ngủ với mẹ như trước mẹ nhé!Tôi cố gắng bình tĩnh dỗ dành con bé để đứa trẻ ổn định lại sự sợ hãi bên trong. Mặc dù sau đó tôi đã nhiều lần xác định lời nói của con, nhưng vẫn nhận được câu trả lời y hệt ban đầu. Để tìm hiểu sự thật, tôi đã ngay lập tức kiểm tra tất cả camera trong nhà và xem đi xem lại rất kỹ camera ở phòng con gái. Tuy nhiên, tôi hoàn toàn không trông thấy bóng dáng của bất kỳ người nào xuất hiện trong phòng con.
Ảnh minh hoạ
Nguyên buổi khuya hôm đó tôi thức trắng để canh cho con bé ngủ, lòng vẫn nặng trĩu thắc mắc về những gì con nói. Đến sáng ngày hôm sau, trong bữa ăn sáng tôi tiếp tục ân cần trò chuyện với con. Với sự nỗ lực và kiên trì dỗ dành của mẹ, con bé cuối cùng cũng nói ra sự thật khiến tôi rất bất ngờ.
Thì ra không có người nào ở đây, tất cả là do con tự tưởng tượng, tự bia ra vì mục đích muốn ngủ cùng với mẹ, con bé sợ ngủ một mình. Sau khi nắm rõ ngọn ngành, tôi xót con lắm nhưng vẫn gắng gượng vì không muốn mọi sự cố gắng suốt thời gian qua đổ sông đổ bể. Hơn nữa, việc ngủ riêng sớm muộn gì cũng diễn ra và tôi tin rằng nếu được rèn luyện ngay từ nhỏ thì sẽ tốt hơn cho con bé.
Cha mẹ nên làm gì khi con sợ hãi?
Chúng ta đều biết mỗi người luôn có những nỗi sợ hãi của riêng mình. Thế nhưng, khi nghe trẻ nói về sự sợ hãi mà con đang trải qua thì có một vài ông bố bà mẹ lại cười phá lên, thậm chí trêu chọc hoặc gạt đi “Có gì mà phải sợ”. Điều này sẽ khiến trẻ càng thêm sợ hãi vì không có ai ở bên cạnh bảo vệ, đồng thời cảm thấy bản thân thật tệ vì “có thế mà cũng sợ”. Sự tổn thương về tâm lý này sẽ khiến con ngày càng khép kín và xa cách với cha mẹ. Do đó, thay vì cười nhạo con, các cha mẹ nên:
1. Đồng cảm với nỗi sợ hãi của trẻ
Con người có cảm xúc sợ hãi là điều hết sức bình thường, bởi thực tế không chỉ trẻ em mà ngay cả người lớn cũng cảm thấy sợ hãi trước những điều mình chưa biết. Vì vậy, khi trẻ tỏ ra sợ sệt, muốn được cha mẹ bảo vệ thì bạn hãy kiên nhẫn xoa dịu cảm xúc của con, và từ từ hướng dẫn con nói về nguyên nhân gây nên nỗi sợ này.
Và cho dù nỗi sợ của trẻ bắt nguồn từ những điều nhỏ nhặt, vớ vẫn, viễn vông thì bạn vẫn không nên chê bai con là đứa rụt rè, nhút nhát. Vì nếu bạn nói như thế, trẻ sẽ bất an hơn và sợ hãi hơn.
2. Không hù dọa trẻHù dọa cho con sợ như “không ăn là sẽ gọi chú công an” hay “không ngủ là ông kẹ bắt”… là “đặc sản chung” của các cha mẹ. Song, ở độ tuổi mẫu giáo, trẻ vẫn chưa phân biệt được đâu là thực tế, đâu là mộng ảo nên bé sẽ xem tất cả những lời nói đó là sự thật. Từ đó, trong tâm trí của con sẽ hình thành nên nỗi sợ hãi. Thế nên, cha mẹ tuyệt đối không nên hù dọa con.
3. Cha mẹ có thể cho con khám phá điều khiến con sợ hãi
Một số trẻ sợ côn trùng, một số trẻ sợ bóng tối,… Điều này chứng tỏ nỗi sợ của mỗi người là khác nhau. Và để có thể đánh tan được sự lo lắng sợ hãi này, cha mẹ có thể cùng con khám phá thứ làm con sợ.
Ví dụ như cả nhà đi ngắm đàn kiến tha mồi về tổ, ngắm ốc sên chậm rãi bò lên cây, chơi trò tắt đèn, hay chơi trò bóng tối để trẻ từng bước từng bước chế ngự được nỗi sợ của bản thân. Vì suy cho cùng, khi đi biết sự vật sự việc đó là gì, hay biết mình hoàn toàn có thể làm chủ được nó thì trẻ sẽ không còn sợ hãi nữa.