Chân dung cậu học trò tình nguyện làm đôi chân của bạn

 

Gần 3 năm qua, cậu học trò tại một huyện miền núi Quảng Trị tình nguyện làm đôi chân, cõng bạn đi học, tham gia các tiết học thực hành, chạy nhảy, vui đùa…

Theo báo Tuổi trẻ, Lưu Quang Vũ và Hồ Minh Tương cùng học lớp 10B Trường THCS và THPT Đakrông, đóng tại xã Tà Rụt, huyện Đakrông, Quảng Trị. Tình bạn thắm thiết của Tương và Vũ để lại một hình ảnh đẹp trong lòng thầy cô, bạn bè và nhiều phụ huynh.

Lưu Quang Vũ sinh ra trong gia đình có hai anh em, mẹ làm nghề buôn bán quanh xã trong khi cha không có việc làm ổn định. Điều không may mắn là em bị hội chứng loạn dưỡng cơ từ năm 2 tuổi, càng về sau càng nặng, dẫn đến teo cơ. Vũ có em trai học lớp 1 cũng bị dị tật chân tương tự.

“Thời tiết thay đổi đột ngột thì chân tay em bị tê cứng, không thể đi lại được. Đến học kỳ II lớp 8, em bị liệt hoàn toàn”, Vũ cho hay.

Trong khi đó, Hồ Minh Tương là bạn học cùng lớp Vũ từ cấp II. “Lên lớp 7 thì chúng em chơi thân với nhau. Ngồi học cùng nhau, thấy bạn bị liệt không chạy nhảy, vui chơi được nên em rất thương bạn”, Tương nói.

Tương to lớn, dáng người chắc đậm hơn so với bạn cùng lứa tuổi. Thấy bạn bị chứng bệnh như vậy, không ai nhờ vả, Tương tự nguyện cõng bạn hằng ngày đến lớp học.

Bình thường, ba của Vũ chở em đến trường rồi Tương ra đón, đưa bạn vào lớp. Những ngày nắng còn đỡ, chứ ngày mưa thì vất vả hơn. Tuy vậy, nắng cũng như mưa, Tương cũng cõng Vũ tham gia các môn học thực hành có phòng học ở nơi khác.

Giờ ra chơi, Tương cõng bạn vui đùa. Những khi mệt quá, cả hai cùng ngồi nghỉ, nhìn nhau cười.

Vũ dù gặp bệnh không mong muốn nhưng vẫn luôn nở nụ cười trên môi. Những khi ba Vũ bận, Tương đi xe đạp điện đến tận nhà chở bạn đi học dù tuyến đường từ nhà đến trường của hai em trái ngược nhau.

“Em không muốn bạn nghỉ học, động viên bạn nên tự nguyện cõng bạn”, Tương bẽn lẽn nói.

Đầu năm học lớp 10, Tương đăng ký một môn học khác lớp với Vũ. Thấy bạn bơ vơ, Tương tự nguyện đổi môn học để cả hai luôn học cùng lớp, sát cánh cùng Vũ.

“Em sẽ tiếp tục cõng Vũ, giúp bạn đến trường cho đến khi nào còn cùng học với nhau”, Tương nói. Trong khi đó, Vũ chỉ bẽn lẽn cười: “Em hứa học tốt nhất để đáp lại tấm lòng của bạn”.

Giúp nhau vượt khó

Thầy Nguyễn Khương Chinh – hiệu phó Trường THCS và THPT Đakrông – nhận xét đôi bạn có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau vượt qua khó khăn, là tấm gương cho nhiều bạn noi theo.

“Gia đình cả hai em vất vả, thu nhập không ổn định nhưng tình cảm của cả hai rất thắm thiết”, thầy Chinh cho hay.

Nhà trường cũng luôn xếp phòng học của hai em tại tầng một để tiện cho các em. Đầu năm học 2023-2024, nhà trường vận động giúp đỡ hai em 20 triệu đồng, mỗi em nhận 1 triệu đồng/tháng.

Có thể bạn quan tâm

Bài đăng phổ biến

Đang ôm nhân tình ngủ thì con trai gọi điện: ‘Bố ơi mai mẹ lấy chồng đấy, bố có về dự không?’ Chồng ú ớ chạy về thì ch-ết s-ững

Bộ ảпҺ Ьṓ và coп gáι cҺụp ở cùпg một ƌịa ƌιểm, cùпg một пgàү suṓt 40 пăm: Xem ƌếп ảпҺ cuṓι aι cũпg rưпg rưпg пước mắt

Có 3 cây này trong nhà thì bán nhà mà trả nợ cũng không hết, ai cũng đua nhau trồng, càng ngày chỉ càng nghèo thêm

Đây là lý do bạn tuyệt đối không nên để chai nước trong xe ô tô

Những người n.ày tuyệt đối đừng ăn thịt chó dù thèm đến mấy

Nữ diễn viên buồn lấy kim cương ra đếm đã “bị b;ắ.t vì rửa t;iền cho đại gia”? Sự thật khiến khán giả rù;ng mì;nh

Nữ nhà giáo 96 tuổi quyết tâm tuyệt thực suốt 4 ngày để “ra đi nhanh hơn”, để lại lời dạy cuối cùng đầy thấm thía cho các con

Chu Ngọc Quang Vinh nức nở: “Khi đọc những bình luận, em cảm thấy rất tổn thương và đụng chạm”

Chính thức từ ngày 1/8 tới đây, những thành phố, thị xã пàყ không được phân ʟô bán nền

Con dâu trả tôi 10 triệu/tháng để trông cháu, đang tính đồng ý thì phát hiện 1 tờ giấy ghi 4 chữ, tôi liền đi giúp gia đình khác