Vòng tròn bí ẩn khắc trên đầu đũa tưởng để trang trí nhưng có công dụng hết sức đặc biệt, 99% người dùng mỗi ngày không biết
Vòng tròn bí ẩn khắc trên đầu đũa tưởng để trang trí nhưng có công dụng hết sức đặc biệt, 99% người dùng mỗi ngày không biết
Trong sinh hoạt của người Việt Nam, từ lâu đũa đã trở thành vật dụng quen thuộc, không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày. Người Việt có thói quen sử dụng đũa trong mỗi bữa ăn, nhiều hơn hẳn so với các quốc gia khác có nền văn hoá ẩm thực tương tự. Đặc biệt, trong những năm qua, việc sáng chế ra loại đũa tre dùng một lần đã giúp cho việc bán thức ăn mang đi trở nên tiện lợi và nhanh chóng.
Đũa tre dùng một lần không được sản xuất cầu kỳ như loại đũa thông dụng trong gia đình mà chỉ là hai thanh tre được vuốt thon cho người dùng dễ sử dụng. Sau khi dùng xong, người dân chỉ việc vứt đôi đũa tre này vào sọt rác mà không cần chùi rửa phức tạp.
Thông thường trên đầu đũa tre thường được khắc một số vòng tròn nhỏ. Nếu quan sát kỹ những đôi đũa này, mọi người sẽ thấy trên đầu đũa có 1, 2 hoặc 3 vòng tròn khác nhau được khắc lên. Tuy nhiên cũng có những đôi đũa tre không hề có vòng tròn nào. Vì sao lại có sự khác biệt như thế?
Theo nhà sản xuất, những vòng tròn trên đầu đũa tre tượng trưng cho số lần tái chế của chúng. Nếu đôi đũa đó được sử dụng 1 lần và được tái chế cho lần sau thì trên đầu đũa sẽ khắc 2 vòng tròn. Tương tự nếu đôi đũa đó được sử dụng và tái chế qua 2 lần thì trên đầu đũa sẽ khắc 3 vòng tròn. Ngược lại nếu đôi đũa được sản xuất mới hoàn toàn thì trên đầu đũa không có bất kỳ vòng tròn nào. Lưu ý, đũa tre được tái chế đến lần thứ 3 thì không thể mang đi tái chế thêm nữa và sẽ được tiêu huỷ để đảm bảo sức khoẻ người dùng.
Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng những vòng tròn này không đại diện cho số lần tái chế của đũa. Việc khắc vòng tròn chỉ đơn thuần là cách nhà sản xuất đánh dấu đâu là đầu trên và đâu là đầu dưới của đũa. Một số người tiết lộ những vòng tròn này còn có giá trị trang trí để đôi đũa thêm phần đẹp mắt.
Theo các chuyên gia sức khoẻ, một bộ đũa mới chỉ nên sử dụng khoảng 3-6 tháng. Sau thời gian này, người dân nên thay đổi đũa mới để giữ sức khoẻ an toàn cho bản thân và gia đình. Đặc biệt, nên khử trùng đũa bằng nước nóng. Nếu phát hiện đũa mốc thì phải vứt bỏ ngay để tránh tạo mầm móng gây bệnh cho con người.
Những loại đũa mà người dân tuyệt đối phải tránh xa:
– Đũa đổi màu, nham nhở, có mùi hôi: Đũa để trong môi trường ẩm ướt thời gian dài sẽ phát sinh vi khuẩn khiến màu đũa trở nên sậm hơn, gây mốc. Hàm lượng aflatoxin trong đũa mốc khi tiếp xúc với cơ thể sẽ gây hại cho sức khoẻ con người.
– Đũa có vết nứt: Những vết nứt, khe rãnh trên mặt đũa dễ trở thành môi trường phát sinh vi khuẩn nên không thể sử dụng tiếp tục.
– Đũa dùng một lần: Các chuyên gia khuyên mọi người nên hạn chế sử dụng đũa dùng một lần vì nó dễ ăn mòn niêm mạc đường hô hấp và gây ung thư. Ngoài ra, đũa dùng một lần thường được tẩy trắng bằng hydro peroxide có tính ăn mòn cao, khiến miệng và dạ dày bị ảnh hưởng.